Bản đồ - Phiên vương quốc (Tālcher)

Phiên vương quốc (Tālcher)
Phiên vương quốc (Hán-Việt: 藩王國, tiếng Anh: Princely state), gọi tắt phiên quốc, hoặc thổ bang, là một quốc gia chư hầu nằm dưới quyền cai trị của các hoàng tộc bản địa Ấn Độ, tương đương với Vương tước và Công tước ở châu Âu thời Trung cổ. Các phiên quốc trên Tiểu lục địa Ấn Độ đều trao quyền bảo hộ cho Đế quốc Anh. Mặc dù lịch sử của các phiên quốc xuất hiện khá sớm tại Ấn Độ, từ thế kỷ II trước công nguyên, nhưng dưới thời thuộc Anh, thuật ngữ Phiên vương quốc được sử dụng để chỉ cụ thể đến một Công quốc bán độc lập trên tiểu lục địa Ấn Độ trong thời kỳ Raj thuộc Anh, không được người Anh trực tiếp cai trị, những lãnh thổ này được cai trị thế tục bởi một hoàng tộc địa phương, tuân theo một hình thức cai trị gián tiếp đối với một số vấn đề. Chính phủ Ấn Độ thuộc Anh có quyền tối cao trong việc can thiệp vào công việc nội bộ của các phiên quốc, và ban hành các sắc lệnh áp dụng cho toàn tiểu lục địa Ấn Độ khi xét thấy cần thiết.

Vào thời điểm người Anh rút quân, trên tiểu lục địa Ấn Độ có 565 phiên quốc, ngoài ra còn có hàng nghìn điền trang của các zamindari (chủ sở hữu đất) và jagir. Năm 1947, các phiên quốc bao phủ 40% diện tích và 23% dân số trước khi Ấn Độ độc lập. Những phiên quốc quan trọng nhất sẽ có các Khu dân cư và đồn binh lớn của Anh, như: Nhà nước Hyderabad của các Nizam; Vương quốc Mysore và Travancore ở miền Nam, tiếp theo là Jammu & Kashmir, và Vương quốc Sikkim ở Himalaya; Nhà nước Indore ở miền Trung Ấn Độ. Khoảng 1/4 các phiên quốc được hưởng tư cách "salute state", người cai trị của phiên quốc được hưởng vinh dự chào mừng bằng súng đại bác trong các dịp nghi lễ.

Địa vị, quy mô và sự giàu có giữa các phiên quốc rất khác nhau; các phiên quốc hưởng quy chế chào mừng bằng 21 phát súng như Nhà nước Hyderabad và Jammu & Kashmir có diện tích lớn hơn 200.000 km2. Năm 1941, Hyderabad có dân số hơn 16 triệu người và Jammu & Kashmir có dân số hơn 4 triệu người. Trong khi đó có nhiều phiên quốc với diện tích rất khiêm tốn, như Lawa Thikana chỉ có 49 km2, với dân số chưa đến 3.000 người. Khoảng 200 phiên quốc có diện tích thậm chí nhỏ hơn 25 km2. Kỷ nguyên của các phiên vương quốc kết thúc khi người Anh trao trả độc lập cho Tiểu lục địa Ấn Độ vào năm 1947; đến năm 1950, gần như tất cả các phiên quốc đã gia nhập Ấn Độ hoặc Pakistan. Quá trình gia nhập chủ yếu diễn ra trong hoà bình, ngoại trừ các trường hợp của Jammu & Kashmir (người cai trị đã chọn độc lập, nhưng sau khi bị Pakistan xâm lược, họ đã quyết định gia nhập Ấn Độ), Nhà nước Hyderabad (người cai trị đã tuyên bố độc lập vào năm 1948, nhưng chỉ một năm sau đó Ấn Độ đã tiến quân vào và Nizam cuối cùng đã phải gia nhập Ấn Độ), Nhà nước Junagadh (người cai trị chọn gia nhập Pakistan, nhưng bị Ấn Độ sáp nhập), Hãn quốc Kalat (người cai trị tuyên bố độc lập năm 1947, nhưng năm 1948 thì gia nhập Pakistan).

Theo các điều khoản gia nhập, những nhà cai trị của phiên vương quốc được nhận các khoản phụ cấp từ chính phủ Ấn Độ, và ban đầu vẫn được giữ lại các tước vị, đặc quyền và quyền tự chủ của họ thuộc các vấn đề nội bộ trong thời kỳ chuyển tiếp kéo dài đến năm 1956. Trong thời gian này, các phiên vương trước đây được hợp nhất thành các liên minh, và được đứng đầu bởi một cựu hoàng với chức danh "Rajpramukh" (thủ lĩnh cầm quyền), tương đương với thống đốc bang. Năm 1956, vị trí của Rajpramukh bị bãi bỏ và các liên bang giải thể, các phiên quốc cũ trở thành một phần của các bang của Ấn Độ. Các phiên quốc gia nhập Pakistan vẫn giữ nguyên trạng cho đến khi quốc gia này ban hành hiến pháp mới vào năm 1956, hầu hết các phiên quốc trở thành một phần lãnh thổ của tỉnh Tây Pakistan; một số ít trong số các phiên quốc cũ vẫn giữ được quyền tự trị của mình cho đến năm 1969, sau đó cũng được sáp nhập hoàn toàn vào Pakistan. Chính phủ Ấn Độ bãi bỏ các trợ cấp cho phiên vương vào năm 1971, chính phủ Pakistan cũng bãi bỏ vào năm 1972.

Mặc dù các Thân vương quốc và chế độ Tộc trưởng (chiefdom) đã tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ ít nhất là từ Thời đại đồ sắt, nhưng lịch sử của các phiên vương quốc trên tiểu lục địa Ấn Độ có niên đại ít nhất là từ thế kỷ V đến thế kỷ thử VI sau công nguyên, trong quá trình trỗi dậy của Các Vương quốc Trung cổ của Ấn Độ sau sự sụp đổ của Đế chế Gupta. Nhiều nhóm thị tộc cai trị trong tương lai bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ này, đặc biệt là Rajput; vào thế kỷ XIII - XIV, nhiều thị tộc Rajput đã thiết lập vững chắc các Thân vương quốc bán độc lập (semi-independent principalities) ở phía Tây Bắc, cùng với một số ở phía Đông Bắc. Sự bành trướng của Hồi giáo trong thời gian này đã đưa nhiều Thân vương quốc lệ thuộc triều cống cho các Vương quốc Hồi giáo, đặc biệt là với Đế chế Mogul. Tuy nhiên ở phía Nam, Đế chế Vijayanagara của người Hindu vẫn thống trị cho đến giữa thế kỷ XVII; trong số các thuộc quốc chư hầu của nó là Vương quốc Mysore trong tương lai.

Đế chế Mogul của người Turk-Mông Cổ được thành lập vào đầu thế kỷ XVI và đã đưa phần lớn các vương quốc và thân vương quốc Ấn Độ nằm dưới quyền cai trị của mình vào thế kỷ XVII. Bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, các hoàng đế Mogul đã thực hiện một loạt các cuộc hôn nhân chính trị với các công chúa Rajput và các tướng lĩnh cũng như lực lượng Rajput trở thành một phần sức mạnh quân sự quan trọng của đế chế. Sự ra đời của Đạo Sikh dẫn đến sự thành lập của Đế quốc Sikh ở phía Bắc vào đầu thế kỷ XVIII, ở thời điểm đó, Đế chế Mogul đã hoàn toàn suy tàn. Những Nawab theo Hồi Giáo bắt đầu được bổ nhiệm ở vai trò thống đốc cai quản các lãnh thổ được chinh phục bởi Đế chế Mogul, về lý thuyết là một danh hiệu với nghĩa vụ nộp phần lớn doanh thu của họ cho hoàng đế. Khi các hoàng đế Mogul quá yếu, không thể thực thi quyền lực của họ, các thống đốc đã ngưng nộp thuế cho hoàng gia và truyền lại lãnh thổ mà mình cai quản cho con cháu, đây chính là tiền thân của của các phiên vương quốc với quyền thế tục mà ta biết đến dưới thời Raj thuộc Anh.

Người Marathi trong thời gian đó đã hợp nhất các lãnh thổ của mình để thành lập ra Đế chế Maratha. Qua thế kỷ XVIII, các thống đốc cũ của Đế chế Mogul đã thành lập các quốc gia độc lập của riêng mình. Ở phía Tây Bắc một số - chẳng hạn như Tonk - liên minh với nhiều nhóm khác nhau, bao gồm cả người Maratha và Đế quốc Durrani, được thành lập vào năm 1747 từ sự tập hợp lỏng lèo của các thị tộc tạo nên các lãnh thổ Mogul trước đây. Ở phía Nam, các thân vương quốc của Hyderabad và Arcot đã được thành lập hoàn chỉnh vào những năm 1760, mặc dù trên danh nghĩa chúng vẫn là chư hầu của Đế chế Mogul.

Nhà nước lớn nhất do người Hồi giáo cai trị chính là Hyderabad, cũng là quốc gia đầu tiên ký hiệp ước với người Anh, vào năm 1798, khi nó bị kẹt giữa quyền lực của Công ty Đông Ấn Anh và Đế quốc Maratha. Các hiệp ước năm 1817 và 1818 kết thúc Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ ba dẫn đến các lãnh thổ của Maratha còn lại trở thành phiên vương quốc, thông qua các hiệp ước với Anh, các quốc gia của người Rajput cũng đổi chủ và trở thành phiên quốc của Anh.

 
Bản đồ - Phiên vương quốc (Tālcher)
Quốc gia - Ấn Độ
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
INR Rupee Ấn Độ (Indian rupee) ₹ 2
ISO Language
BH Nhóm ngôn ngữ Bihar (Bihari languages)
AS Tiếng Assam (Assamese language)
BN Tiếng Bengal (Bengali language)
GU Tiếng Gujarat (Gujarati language)
HI Tiếng Hindi (Hindi)
KN Tiếng Kannada (Kannada language)
ML Tiếng Malayalam (Malayalam language)
MR Tiếng Marathi (Marathi language)
OR Tiếng Oriya (Oriya language)
PA Tiếng Punjab (Panjabi language)
TA Tiếng Tamil (Tamil language)
TE Tiếng Telugu (Telugu language)
UR Tiếng Urdu (Urdu)
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Bangladesh 
  •  Bhutan 
  •  Miến Điện 
  •  Nê-pan 
  •  Pa-ki-xtan 
  •  Trung Quốc